Có những cách nào để điều trị tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là khi đường huyết tăng cao trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba ở những thai phụ trước đó không có bệnh lý đái tháo đường. Tiểu đường thai kỳ chỉ bị trong thời gian mang thai và tự hết đi sau khi em bé được chào đời. Tuy nhiên, nếu không điều trị tiểu đường thai kỳ đúng cách thì rất dễ gây nên những biến chứng liên quan đến sản khoa, điều này làm bất lợi cho mẹ và em bé ngay khi sinh, đặc biệt là nó làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 cho cả mẹ và bé yêu sau này.

Nguyên nhân gây nên đái tháo đường thai kỳ
Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được biết chính xác. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi mang thai, thì quá trình bài tiết các hormon liên quan đến thai như Lactogen, Estrogen, Progesteron do nhau thai tiết ra gây kháng insulin, điều này làm đường trong máu tăng lên.
Nồng độ các hormone tăng dần theo trọng lượng thai dẫn đến đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện ở từ tuần 24 – tuần 28 của mẹ bầu. Nếu lượng đường máu tăng đáng kể trong 3 tháng đầu thì rất có thể gây ra chứng dị tật cho thai nhi, đường máu tăng trong những tháng tiếp theo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi, gây ra thai to dẫn đến tỷ lệ tử vong khi sinh tăng cao.
Và insulin là một loại hormone do tuyến tụy sản sinh ra và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, bên cạnh đó nó cũng kiểm soát được lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu ở trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt thai kỳ thì sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
Điều trị tiểu đường thai kỳ cần phải có sự hợp tác tốt giữa người bệnh và bác sĩ chuyên khoa, trong đó vai trò tuân thủ liệu trình điều trị tiểu đường thai kỳ của thai phụ vẫn là quan trọng nhất. Phần lớn trong trường hợp nhẹ là người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống theo đúng khoa học và tăng cường vận động là lượng đường huyết đã có thể được kiểm soát. Trong một số ít trường hợp khác, bị nặng hơn, thì người bệnh cần dùng thêm insulin để làm hạ đường huyết trong cơ thể, đồng thời là tuân thủ chế độ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Biện pháp điều trị tiểu đường thai kỳ
Có 5 biện pháp điều trị tiểu đường thai kỳ phổ biến như sau:
Xây dựng chế độ ăn uống nghiêm túc
Xây dựng cho bản thân thực đơn ăn uống mỗi ngày với các món ăn và hàm lượng dinh dưỡng cân bằng nhằm kiểm soát được lượng tinh bốt trong cơ thể. Ngoài ra còn giúp bạn tránh trường hợp ăn uống tùy hứng làm cho lượng đường huyết dao động quá thấp hoặc quá cao.
Nên dung nạp đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lí, không nhiều và cũng không ít. Mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng của mình, nên để số cân tăng lên từ 8 đến 12 cân trong cả thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều để số cân nặng tăng lên quá mức.
Thể dục thể thao đều đặn
Tăng cường vận động có lợi ích là tiêu thụ đi bớt năng lượng thừa, giảm đề kháng insulin và giảm đường huyết cực tốt.
Tập thể dục thể thao đều đặn các môn thể thao an toàn cho phụ nữ có thai mỗi ngày, như: Bơi, đi bộ… Và nên đi bộ khoảng 30 phút sau ăn các bữa giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất

Ngay cả khi không bị đái tháo đường thai kỳ, người mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất khác. Khi mang bầu nhu cầu dung nạp vitamin và các nguyên tố vi lượng tăng lên, thậm chí là tăng gấp đôi, nhưng đôi khi chế độ ăn uống hàng ngày vẫn không đáp ứng nhu cầu.
Vì vậy, thai phụ nên bổ sung thêm các loại vitamin như: Vitamin D, C, E, B; sắt, axit folic, canxi, iốt… Hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ hoặc thăm khám thường xuyên để được kê toa thuốc phù hợp nhất.
Giảm tiêu thụ các loại thức ăn, đồ uống ngọt
Các loại bánh ngọt, nước ngọt chứa rất nhiều đường hấp thu nhanh. Một khi bạn tiêu thụ các loại thực phẩm này thì đường huyết sẽ tăng lên rất nhanh và rất cao. Đồ ngọt có hương vị rất hấp dẫn nhưng lại không hề tốt cho sức khỏe, mẹ bầu bị đái tháo đường thì lại càng không.
Ngoài ra, nên giảm lượng đường khi nấu ăn, khi nêm vào trong thức ăn. Điều này ban đầu có thể sẽ rất khó khăn đối với mẹ bầu, nhưng hãy vì một sức khỏe tốt cho cả mình và bé yêu trong bụng thì hãy tuân thủ liệu trình điều trị tiểu đường thai kỳ này nhé.
Bổ sung nhiều chất xơ
Chất xơ có trong rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám. Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày giúp mẹ bầu ngăn ngừa được chứng táo bón, cải thiện hoạt động của insulin và làm chậm sự hấp thu đường vào máu.

Các loại hạt, yến mạch, đậu… cũng là nguồn cung cấp tinh bột, giàu chất xơ và các vitamin tốt cho phụ nữ đái tháo đường thai kỳ.
Với những điều trên bạn đã biết cách điều trị tiểu đường thai kỳ là gì rồi phải không nào? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp điều trị tốt nhất. Hy vọng rằng những cách hỗ trợ trên sẽ giúp chị em mình có một thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông nhé.
Những bài viết liên quan
- Cùng tìm hiểu về cách điều trị tiểu đường thai kỳ
- Tìm hiểu thêm về cơn tăng huyết áp
- Chia sẻ thêm về tăng huyết áp khẩn cấp
- Đọc và hiểu thêm về món ăn cho người cao huyết áp
- Như thế nào là chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
- Xem thêm đau ngực
- Xem thêm về huyết áp cao
- Tìm hiểu thêm huyết áp
- Hiểu thêm về đái tháo đường
- Cùng tìm hiểu về cao huyết áp