Cùng với đường huyết lúc đói, HbA1c là một trong những chỉ số quan trọng để chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Biết được chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm, bao nhiêu là bị tiểu đường giúp người bệnh chủ động trong điều trị, không chủ quan và tránh rủi ro cho sức khỏe.

Khái niệm HbA1c
HbA1c hay hemoglobin glycated là thành phần được tạo ra khi đường (glucose) trong máu dính vào các hemoglobin. Hemoglobin là một loại protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể.
Khi bị tiểu đường, lượng glucose trong máu tăng lên, đồng nghĩa với nhiều hemoglobin sẽ được bao phủ bởi glucose. Lúc này, xét nghiệm máu sẽ cho thấy HbA1c ở mức cao và tương đương với tỷ lệ % tế bào hồng cầu có hemoglobin bọc đường.
Thời gian sống trung bình của hồng cầu là 2 – 3 tháng, do đó chỉ số HbA1c là “bức tranh tổng thể” về việc kiểm soát đường huyết của bạn trong khoảng 3 tháng. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường, đặc biệt là đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết và nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường.
Chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm?

Ở người khỏe mạnh bình thường chỉ số HbA1c là dưới 5.7%. Khi chỉ số này nằm trong khoảng 5.7 – 6.4% tức là bạn đã mắc tiền tiểu đường nhưng chưa quá nguy hiểm. Chỉ số HbA1c càng gần với 6,4% thì nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 của người bệnh càng cao.
HbA1c từ 6.5% trở lên là mốc chẩn đoán bệnh tiểu đường. HbA1c càng cao, nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường càng lớn. Cụ thể, chỉ số A1c từ 9% trở lên được coi là mức nguy hiểm bởi làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng như mù lòa, tổn thương thần kinh và suy thận.
Cách làm chỉ số HbA1c ở ngưỡng an toàn
Để đạt mục tiêu kiểm soát chỉ số HbA1c ở ngưỡng an toàn, người bệnh tiểu đường nên thực hiện theo 5 hướng dẫn quan trọng sau đây.
Vận động thể dục thể thao đúng cách
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thói quen tập thể dục vừa sức khoảng 30 phút mỗi ngày giúp ổn định chỉ số HbA1c ở ngưỡng an toàn cực kỳ hiệu quả. Cụ thể, những người tham gia nghiên cứu cho thấy tập thể dục hơn 150 phút/ tuần giúp giảm HbA1c hiệu quả gấp 2 lần những người tập dưới 150 phút/ tuần.
Thực hiện lối sống khoa học
Người bệnh tiểu đường nên bỏ hút thuốc, tránh xa rượu bia, ngủ tối thiểu 6 tiếng/ ngày và giảm căng thẳng stress, tránh suy nghĩ quá nhiều. Đây đều là những yếu tố thuộc về lối sống khiến cả chỉ số đường huyết và HbA1c tăng cao.
Bên cạnh đó, đừng quên áp dụng một chế độ ăn khoa học, phù hợp với người bệnh tiểu đường để giảm chỉ số HbA1c theo một số lưu ý như giảm thực phẩm nhiều đường và carbohydrate; tăng cường chất xơ từ thực vật, rau xanh, trái cây tươi (yến mạch, đậu xanh, súp lơ, quả mọng, bơ, các loại hạt…).
Dùng thảo dược giúp giảm HbA1c
Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược để giảm chỉ số HbA1c. Trong đó, hiệu quả nhất phải kể đến sự kết hợp của bộ tứ thảo dược gồm: Cây kỷ tử, Nhàu, Mạch môn, Hoài sơn. Đặc biệt việc kết hợp bộ tứ thảo dược này còn giúp cải thiện các biến chứng (tê bì chân tay, mờ mắt, tiểu nhiều…), giảm nguy cơ nhờn thuốc, từ đó trì hoãn việc tăng liều thuốc tây.
Khám định kỳ để theo dõi hiệu quả giảm chỉ số HbA1c
Nghe thì có vẻ như việc khám định kỳ không ảnh hưởng trực tiếp giúp giảm HbA1c về ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, thực tế là việc khám định kỳ để theo dõi chỉ số HbA1c tối thiểu 1-2 lần/ năm là cực kỳ cần thiết. Bởi điều này giúp bác sĩ đánh giá được mức độ hiệu quả của thuốc tiểu đường, các phương pháp hỗ trợ điều trị… đã chỉ định cho người bệnh, từ đó có chỉ định phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên theo dõi sát sao chỉ số HbA1c của mình tại nhà bằng máy đo tiểu đường, đo tại trạm xá gần nhà… để có phương án xử trí kịp thời, tránh rủi ro cho sức khỏe.
_____________________________________________________________________
Những bài viết liên quan
- Cùng tìm hiểu về chỉ số xét nghiệm tiểu đường
- Tìm hiểu thêm về chỉ số tiểu đường
- Chia sẻ thêm về hba1c
- Đọc và hiểu thêm về huyết áp người già
- Như thế nào là glucose
- Xem thêm chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường
- Xem thêm về huyết áp bao nhiêu là bình thường
- Tìm hiểu thêm nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
- Hiểu thêm về nhịp tim và huyết áp