Làm thế nào để quá trình chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đặt hiệu quả?
Tăng huyết áp hay huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bệnh mạch vành, suy tim và bệnh thận. Chính vì vậy, với người bị tăng huyết áp, việc tìm cách để kiểm soát và giữ huyết áp luôn ở mức ổn định đóng vai trò rất quan trọng.

Vậy cần chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào? Chế độ ăn cho người huyết áp cao ra sao? Cùng đọc bài viết này để hiểu thêm nhé.
Tăng năng suất tập luyện thể dục thể thao
Vận động, tập thể dục thường xuyên khoảng 150 phút một tuần hoặc 30 phút mỗi ngày có thể giúp người bị tăng huyết áp giảm 5 – 8 mmHg. Tuy nhiên, bệnh nhân bị huyết áp cao nên duy trì việc tập luyện đều đặn, bởi vì huyết áp của có thể tăng trở lại.
Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, bạn nên khuyến khích họ tập luyện một số bộ môn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ. Việc tập luyện sức bền cũng có thể giúp huyết áp suy giảm. Người bị tăng huyết áp có thể tập đan xen các bài rèn luyện sức mạnh ít nhất 2 ngày/ tuần.
Giảm căng thẳng, nên thư giãn
Căng thẳng có thể góp phần làm tăng huyết áp. Nguyên nhân là do khi căng thẳng, người bệnh sẽ có xu hướng đối phó bằng cách ăn nhiều các thức ăn không lành mạnh, uống rượu hoặc hút thuốc.
Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, bạn nên chú ý đến trạng thái tinh thần của người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc nhở người bệnh dành thời gian cho bản thân để thư giãn, nghỉ ngơi và làm những việc mình thích như đi dạo phố, nấu ăn, gặp gỡ bạn bè…
Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn trong việc giúp kiểm soát chỉ số huyết áp hiệu quả. Việc thay đổi chế độ ăn phù hợp trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đã được chứng minh là có thể giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp, đồng thời giúp người bệnh giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.
Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
Giảm một lượng nhỏ muối trong chế độ ăn cho người tăng huyết áp cũng giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm chỉ số huyết áp khoảng 5 – 6mmHg. Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị bệnh tăng huyết áp của Bộ Y tế, người bị tăng huyết áp nên dùng ít hơn 6g muối ăn hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày.
Cân nhắc bổ sung các thực phẩm giàu kali: Bổ sung các loại trái cây và rau củ. Kali giúp làm giảm chỉ số huyết áp hiệu quả.
Đọc kỹ thông tin ghi trên bao bì: Khi mua thực phẩm cho người tăng huyết áp. Đồng thời, nhắc nhở người bị tăng huyết áp tuân theo kế hoạch ăn uống phù hợp ngay cả khi đi ăn ở ngoài.
Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm tự nhiên thường chỉ có chứa một lượng nhỏ muối, trong quá trình chế biến, một lượng lớn muối có thể được thêm vào.
Thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà và sử dụng thuốc đúng quy định
Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, bạn cũng nên lưu ý giúp người bệnh theo dõi huyết áp tại nhà. Việc này sẽ giúp nhận biết các phương pháp điều trị như thay đổi lối sống, dùng thuốc có hiệu quả hay không, đồng thời, giúp “báo động” về khả năng xảy ra các biến chứng sức khỏe.

Trong khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, ngoài việc theo dõi huyết áp thường xuyên, bạn cũng nên chú ý đến người bệnh để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường như:
- Đau ngực
- Hụt hơi
- Cơ thể bị tê hoặc yếu
- Nói không tròn chữ
- Đau đầu dữ dội.
Bài viết này chắc hẳn đã giúp bạn trả lời được những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp. Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn sẽ có thể lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp kỹ càng hơn nhé!
_________________________________________________________
Cùng tìm hiểu về chỉ số xét nghiệm tiểu đường
Tìm hiểu thêm về chỉ số tiểu đường
Chia sẻ thêm về hba1c
Đọc và hiểu thêm về huyết áp người già
Như thế nào là glucose
Xem thêm chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường
Xem thêm về huyết áp bao nhiêu là bình thường
Tìm hiểu thêm nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Hiểu thêm về nhịp tim và huyết áp