Tăng huyết áp là một loại bệnh khá phổ biến. Hiện nay, có rất nhiều người đang và có triệu chứng mắc bệnh. Tăng huyết áp xuất hiện ở mọi loại tuổi và đặt biệt tập trung nhiều ở độ tuổi từ 55 tuổi trở lên. Vậy bệnh nguy hiểm như thế nào? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ và tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh? Bài viết dưới đây đây chúng tôi sẽ mách cho bạn một số lưu ý về cách chăm sóc người bệnh tăng huyết áp.

Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp là sự tăng đột ngột của huyết áp tâm thu lúc ngủ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ ngơi (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp do không có nguyên nhân rõ ràng (tăng huyết áp thứ phát) là phổ biến nhất. Tăng huyết áp có một nguyên nhân rõ ràng (tăng huyết áp thứ phát) thường là ngưng tim khi gắng sức, suy thận mạn tính, rối loạn aldosteron máu, tiểu đường hoặc béo phì. Thông thường, bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng trừ khi huyết áp lên quá cao hoặc bệnh đã nặng.
Chẩn đoán qua đo huyết áp. Các xét nghiệm có thể được tiến hành nhằm xác định triệu chứng, chẩn đoán tổn thương cơ quan đích và phát hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Điều trị bao gồm thay đổi lối sống và thuốc an thần, như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta alpha, thuốc ức chế ACE, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II và thuốc chặn ion canxi.
Tăng huyết áp có 2 nguyên nhân: Tiên phát và và thứ phát.
Những lưu ý cho người tăng huyết áp
Giữ ấm toàn thân
Thời tiết giá lạnh là yếu tố cực kỳ xấu đối với đối với người bị bệnh tăng huyết áp. Do đó, người mắc bệnh cần phải giữ ấm toàn thân, nhất là giữ đầu, cổ, bàn chân.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
Người mắc bệnh huyết áp cũng không nên thức dậy quá sớm, theo nghiên cứu có khá nhiều trường hợp đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim vào buổi sáng là ở người lớn tuổi, ít có thói quen tập thể dục sáng sớm. Bởi sau một đêm ngủ cơ thể sẽ kém thích ứng với những biến đổi bên ngoài khiến các mạch máu ít đàn hồi và khí huyết lưu thông chậm lại. Nếu dậy quá sớm, khi đi ra ngoài gặp gió lạnh làm huyết áp tăng cao là nguyên nhân gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Thận trọng khi sử dụng thuốc
Không nên tùy tiện tăng – giảm hay dừng uống thuốc: việc tự hạ liều sử dụng là vô cùng nguy hiểm. Nhiều người bệnh sau khi uống thuốc điều trị gặp phải những tác dụng phụ của thuốc hay khi thấy huyết áp đã trở về trạng thái bình thường lại tự ý hạ liều dùng hoặc thậm chí là dừng sử dụng thuốc.

Thế nhưng, khi dùng thuốc không đúng giờ hoặc không uống thuốc thì huyết áp sẽ đột ngột tăng cao có thể xảy ra đột quỵ. Thêm vào đó, có nhiều bệnh nhân uống thuốc xong thấy huyết áp cứ cao lên đã tự ý tăng liều, dùng thuốc vượt liều càng làm tăng nguy cơ khiến người bệnh gặp phản ứng phụ của thuốc như ho, khó thở, mất ngủ… hoặc bị hạ huyết áp quá nhanh, thậm chí còn gây tắc mạch, nguy hiểm cho tính mạng.
Tuân thủ việc uống thuốc: Việc tuân thủ giờ uống thuốc là rất quan trọng trong quá trình điều trị cao huyết áp, Cách dùng thuốc theo “bừa bãi” , nhớ lúc nào uống lúc đấy chẳng những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn làm cho người bệnh “có thuốc như không”.
Về huyết áp
Giảm cân nhanh nếu người bệnh đang tăng cân. Duy trì chế độ ăn nhạt, dưới 6g muối/ngày. Ăn các thực phẩm nhiều kali như chuối, khoai lang, bí đỏ, đậu xanh, vừng đen, mồng tơi, rau đay… Không ăn da lợn, nội tạng động vật hay những đồ ăn mặn, đồ ăn đã muối nhiều ngày như tương cà muối, tiết canh, nem chua… Đặc biệt nói không với bia rượu và thuốc lá. Nên uống 1 cốc nước ấm đầy (hoặc pha một chút mật ong) và mỗi sáng.
Đối với người trẻ, nếu có dấu hiệu tăng cân bất thường phải làm xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường.
Về vận động
Cần duy trì tập luyện thường xuyên từ 30phút trở lên mỗi ngày những môn thể thao vừa với sức khỏe của mình như đi bộ, chạy bộ, đua xe đạp, bơi lội…
Sử dụng thành thạo máy đo huyết áp cá nhân. Tự đo huyết áp là rất cần thiết cho người có những dấu hiệu bất thường về huyết áp
Cách đo huyết áp chuẩn
+ Thời điểm đo: vào buổi sáng, từ lúc thức giấc đến bữa ăn sáng trước giờ uống thuốc và buổi tối trước khi đi ngủ, trước khi sử dụng thuốc.

+ Quy tắc khác: sau khi ngồi nghỉ ngơi 1 phút, đặt máy đo lên vai và xoay cánh tay để đưa cổ tay ngang tầm với tim. Áp dụng quy tắc bộ ba, đo 3 lần mỗi sáng và 3 lần mỗi tối, các lần cách nhau ít nhất 1 phút trong 3 ngày liên tiếp, nhớ ghi rõ kết quả đo kèm theo ngày, giờ và thuốc đang dùng. Đưa tất cả kết quả đo đến bác sĩ trước khi vào phòng khám.
Trên đây là một số lưu ý dành cho người tăng huyết áp. Bạn có thể kham khảo và bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
Những bài viết liên quan
- Cùng tìm hiểu về đau thắt ngưc bên trái
- Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
- Chia sẻ thêm về cách thử tiểu đường tại nhà
- Đọc và hiểu thêm về chỉ số đường huyết
- Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
- Xem thêm điều trị tiểu đường thai kỳ
- Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
- Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp
- Hiểu thêm về cơn đau thắt ngưc