Khi mang bầu 16 tuần, mẹ bầu sẽ nhanh chóng cảm nhận thấy những biến đổi của mình về hình dáng tới cảm xúc. Vậy, mẹ bầu có những dấu hiệu thay đổi như thế nào chúng ta hãy tìm hiểu xem.
Một số thay đổi trên cơ thể mẹ khi bầu 16 tuần.
Những cơn buồn nôn không còn nữa
Bước vào giai đoạn bầu 16 tuần, những triệu chứng này đã thuyên giảm hay tăng dần. Trong thời gian này tử cung của bạn đang lớn nhanh hơn có thể kéo giãn những dây chằng xung quanh gây đau ở vùng bụng. Đừng lo lắng thái quá và tìm ngay sự trợ giúp của bác sĩ nhằm cải thiện tình trạng kể trên.
Bầu 16 tuần: Thai nhi bắt đầu di chuyển
Nếu như trong 3 tháng đầu, thai nhi phát triển bình thường trong cơ thể bạn, thì đến tuần thai thứ 12 bác sĩ sẽ cảm nhận thấy nhịp tim của bé. Sang tới tuần thai thứ 16 bạn sẽ cảm nhận thai nhi đang từ từ di chuyển trong cơ thể.
Ngoại hình thay đổi
Trong thời kỳ bầu 16 tuần, bạn trông như bà bầu với vòng eo nở ra cùng hông lớn hơn. Lúc này bạn không những tăng cân mà dấu hiệu rạn da thai kỳ cũng đã hình thành. Tuy nhiên, hiện tượng rạn da sẽ biến mất hoặc mờ đi khi bạn đã có con.

Bầu 16 tuần, tình trạng khó thở xuất hiện
Với tuần thai này, khi tử cung bị phình to sẽ chèn ép đến phổi, làm cho không khí lưu thông trong phổi gặp trở ngại, dẫn tới tình trạng khó thở của phụ nữ mang thai. Bạn hãy cố gắng hít một hơi đủ lớn trong tư thế nằm chuẩn và nếu phát hiện ra tình trạng khó thở trở nên trầm trọng cần đi khám bác sĩ ngay.
Thay đổi trong cảm xúc
Đây là một tuần tương đối giàu tình cảm, vì vậy không mấy ngạc nhiên khi bạn trở nên cáu kỉnh hay dễ khóc. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy một chút đãng trí và hay quên vào khoảng lúc nửa đêm. Đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường khi nội tiết tố tăng cao nên bạn không phải quá lo ngại khi bầu 16 tuần.
Những triệu chứng mẹ có thể gặp khi bầu 16 tuần.
Ngoài các những dấu hiệu trên, sẽ có một số triệu chứng nữa mà mẹ bầu 16 tuần có thể mắc phải:
- Táo bón: Đây là triệu chứng mà hầu hết bà bầu 16 tuần nào cũng mắc phải. Sự phát triển của bào thai gây không ít áp lực lên đường ruột. Quá trình bài tiết cũng từ đấy mà bị rối loạn.
- Tuyến sữa tăng trưởng mạnh mẽ: Từ bầu 16 tuần, thai phụ sẽ cảm thấy ngực to và lớn hơn trước.
- Tăng dịch tiết âm đạo: Cảm giác này không hề dễ chịu chút nào. Nội tiết tố thay đổi, dịch tiết âm đạo tăng làm vùng kín trở nên viêm nhiễm. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn và có dấu hiệu không thuyên giảm, mẹ nên tới gặp bác sỹ.
- Đau lưng: Bụng lớn dần khiến vùng lưng trở nên cong. Điều này khiến cơ lưng bị co thắt và tạo nên sự đau đớn.
- Suy tĩnh mạch: Triệu chứng này cũng có thể diễn đến nếu không biết cách duy trì cân nặng.
- Chảy máu nướu răng: Sự biến đổi của hormone gây nên kích ứng và viêm lợi cho nhiều mẹ bầu 16 tuần. Nướu nhạy cảm hơn, có thể đau chỉ đơn giản là chải răng.

Sự thay đổi rõ rệt của thai nhi khi mẹ bầu 16 tuần.
Bầu 16 tuần là giai đoạn thai nhi trong bụng mẹ tăng trưởng nhanh hơn. Các bộ phận như răng, móng tay, ngón chân bắt đầu được hoàn thiện và phát triển. Khi đi siêu âm, mẹ bầu 16 tuần sẽ thấy rất rõ những biến đổi của con.
Điển hình như:
- Kích thước lớn nhất: Lúc này, thai nhi sẽ dài khoảng 12cm, nặng khoảng 100g. Tim thai sẽ hoạt động liên tục và cung cấp 25 lít máu cho cơ thể. Và lượng máu cũng sẽ tăng theo thời gian.
- Tay chân cử động mạnh lên: Khi xương đã cứng cáp, vững chắc rồi, mọi phản xạ của tay chân và cơ thể cũng được tăng cường
- Mắt của thai nhi cũng di chuyển: Đây là thời điểm mắt hướng tới phía trước của đầu. Hơn nữa, mặc dù mí mắt mới mở nhưng mắt đã hướng về bên nọ, bên kia mà.
- Tai về đúng vị trí: Tai sẽ trở lại vị trí khi có thể nghe thấy cách nói chuyện của chúng ta từ các tiếng ồn xung quanh.
- Biểu cảm: Khuôn mặt sẽ có một số biểu cảm đặc biệt và thỉnh thoảng sẽ có động tác ngáp ngủ siêu đáng yêu. Đây cũng sẽ là khoảnh khắc tuyệt vời nhất của người phụ nữ khi được siêu âm.
Mẹ cần chú ý gì khi mang bầu 16 tuần.
Với sự thay đổi về mặt thể chất lẫn tình cảm, của cả mẹ và con, bà bầu 16 tuần cần lưu ý một số điểm sau nhằm giúp cho mẹ và thai nhi cùng mạnh khoẻ vào tuần 16.
Ngăn ngừa giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch khiến mẹ bầu 16 tuần đau đớn ở chân rất nhiều, thậm chí là nặng hơn. Vì vậy, muốn tình trạng này không diễn ra, mẹ bầu 16 tuần nên:
Không nên đứng hay ngồi vắt chéo chân suốt một khoảng thời gian dài
Tạo cho mình thói quen nhấc cao bàn chân.
Thường xuyên tập thể dục giúp tuần hoàn máu được cải thiện hơn nữa.
Nên mang vớ nhẹ hoặc tất mỏng thúc đẩy tuần hoàn ở đùi.
Nên mang trang phục rộng rãi ở đùi và eo.

Đối phó với nghẹt mũi
Nghẹt mũi cũng là tình trạng khiến không ít bà bầu 16 tuần mắc phải ngay kể cả khi không hề ốm hay dị ứng. Tình trạng này khiến mẹ bầu 16 tuần vô cùng mệt mỏi. Một số biện pháp nên áp dụng sau:
Dùng máy tạo độ ẩm làm dịch tiết mũi loãng ra
Thường xuyên rửa mũi với nước muối loãng.
Nên ngủ gối cao, nâng cao cổ.

Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp việc mang thai thuận lợi hơn, an toàn hơn với mẹ bầu. Bên cạnh đó cũng đảm bảo đủ cân cao cho thai nhi.
Những thực phẩm được coi là an toàn với bà bầu 16 tuần là hoa quả, rau củ và một số loại trái cây. Mẹ bầu cũng chỉ nên dùng thịt gà, cá, trứng,…
Nếu như mẹ không biết nấu thì có thể chế biến các thực phẩm trên trở thành món ngon hấp dẫn hơn theo khẩu vị của bạn.

Chế độ ăn uống
Mặc dù đã ở tuần bầu 16 tuần tuy nhiên một số mẹ lại vô cùng kém ngon miệng hoặc luôn muốn ăn các thực phẩm lạ. Do vậy, chế độ dinh dưỡng cần phải chú ý nhiều hơn nữa.
Việc thay đổi món sẽ giúp bạn có được rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khi chăm con, đảm bảo cho mẹ và con luôn mạnh khoẻ.
Ngoài ra, vấn đề thức ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ khó tiêu và dẫn đến táo bón. Do đó, phụ nữ mang thai 16 tuần tuổi nên ăn đủ no nhưng cũng phải bảo đảm được dinh dưỡng.

Lời khuyên cho mẹ khi chăm sóc giai đoạn bầu 16 tuần.
Quyết định rõ ràng về việc kiểm tra sức khoẻ và những gì bạn có thể nói về nó. Càng đưa ra những quyết định sớm bạn sẽ ít bị lo âu vì một số vấn đề sức khỏe.
Giờ thì bụng bầu 16 tuần đang ngày càng lộ rõ, bạn hãy thử thực hiện những chuỗi hình ảnh ở cùng một tư thế theo từng tuần.
Khi bạn từng trải qua một giai đoạn với hệ miễn dịch yếu, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp có thể giúp miễn dịch chống lại nhiễm trùng
Bắt đầu chụp những chuyển động của em bé và cảm nhận mối liên hệ tuyệt vời giữa Mẹ và Con.
Chúc các mẹ có một sức khỏe thật tốt trong giai đoạn bầu 16 tuần này và cả thai kỳ tiếp theo nhé!
Cùng tìm hiểu về bầu 36 tuần
Tìm hiểu thêm về cách trị nghẹt mũi cho bé
Chia sẻ thêm về sữa bà bầu 3 tháng đầu
Đọc và hiểu thêm về sữa bà bầu
Như thế nào là sữa cho trẻ biếng ăn
Xem thêm thai 17 tuần
Xem thêm về bầu 34 tuần
Tìm hiểu thêm sữa bầu nào tốt
Hiểu thêm về bụng bầu 3 tháng